200 cây Chè Shan tuyết cổ thụ tại tỉnh Sơn La chính thức được công nhận Cây Di sản Việt Nam

03/04/2020
Tháng 9/2019, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã tổ chức họp, đánh giá và công nhận 200 cây Chè Shan tuyết có tuổi từ 124 đến 280 năm ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam. Đây là những cây tiêu biểu ở Bản Bẹ, được bà con các dân tộc địa phương trồng cách đây hàng trăm năm.

Sau quá trình nghiên cứu và thẩm định, tháng 9/2019 Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã tổ chức họp, đánh giá và công nhận 200 cây Chè Shan tuyết có tuổi từ 124 đến 280 năm ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.

 

        Cây chè Shan tuyết cổ thụ 280 năm tuổi tại tỉnh Sơn La

Theo tài liệu và kết quả nghiên cứu, thẩm định thực địa của các chuyên gia, đây là những cây tiêu biểu ở Bản Bẹ, đại diện cho hàng nghìn cây Chè Shan tuyết của xã Tà Xùa, được bà con các dân tộc địa phương trồng cách đây hàng trăm năm, tới nay vẫn sống xanh tốt và cho sản phẩm chất lượng tốt, mang hương vị đặc trưng nên cần phải được chăm sóc, bảo vệ.

Trước đó, UBND huyện Bắc Yên, Sơn La đã xây dựng hồ sơ gửi lên Hội đồng Cây Di sản Việt Nam để đề nghị xem xét công nhận 200 cây Chè Shan tuyết cổ thụ của địa phương này và tỉnh Sơn La là địa phương thứ ba (sau tỉnh Yên Bái, Hà Giang) có quần thể Chè Shan tuyết cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Nhờ có hình ảnh cụ thể (từng cây) và sự hỗ trợ của các chuyên gia Lâm học trong việc xác định tuổi, nên các thành viên của Hội đồng đã nhất trí công nhận: 200 cây Chè cổ thụ mà UBND huyện Bắc Yên đăng ký xét duyệt, đều đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, cần phải bảo vệ và chăm sóc.

Các thành viên Hội đồng Cây Di sản Việt Nam cho rằng: đây là nguồn tài nguyên quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này và có giá trị kinh tế cao. Vì thế, các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương cần có phương án bảo vệ và khai thác một cách khoa học để không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cũng như nâng cao đời sống cho người dân bản địa. Cũng theo các chuyên gia, trước mắt cần xây dựng dự án phát triển vùng Chè Shan tuyết ra các xã trong vùng; đồng thời quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, lấy trung tâm là cây Chè Di sản Việt Nam. Tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng dân cư và hướng dẫn khách du lịch cùng tham gia chăm sóc và bảo vệ quần thể Chè Shan tuyết.

Ngày 21/12/2019, Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã phối hợp UBND huyện Bắc Yên tổ chức Lễ vinh danh Cây Di sản Việt Nam đối với cây Chè Shan tuyết cổ thụ tại bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Sau khi 200 cây Chè Shan tuyết cổ thụ này trở thành “Cây Di sản Việt Nam”, tổng số Cây Di sản trên toàn quốc được nâng lên là 3.929 cây.

                    Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam tại Tà Xùa

 

          Bà con Tà Xùa trong ngày Đón Bằng chứng nhận Cây Di sản Việt Nam

 

 



Bài viết khác

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách 06/07/2024

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách

Tà Xùa là một xã vùng cao (thuộc huyện Bắc Yên). Đây là nơi giáp ranh giữa hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La). Tà Xùa được biết đến là một địa điểm du lịch hấp dẫn để các bạn trẻ có thể “săn mây” với địa danh “Sống Lưng Khủng Long” và đỉnh Tà Xùa cao hơn 2800m.
Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc 06/07/2024

Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc

Chợ tình Tây Bắc là một nét văn hóa đặc trưng, du khách nào cũng nên trải nghiệm 1 lần khi đến đất Bắc Yên – Sơn La.
Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai 06/07/2024

Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai

Săn mây, thưởng trà chốn bồng lai, những tưởng đây là câu chuyện của các tiên gia trong truyền thuyết. Thế nhưng đến với Tà Xùa (Sơn La) giấc mơ thần tiên của bạn sẽ được hiện thực hóa. Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm bạn sẽ được trekking “săn mây” giữa biển trời mờ ảo đầy mê hoặc. Nhưng mỹ cảm được thăng hoa nhất phải là lúc bạn thưởng thức tách trà Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa có một không hai giữa tiên cảnh, bồng lai.

0966 72 1972

Chat Zalo