Cách pha trà, thưởng trà của người Việt rất công phu, tuân theo những nghi lễ nghiêm cẩn. Thông qua đó có thể thể hiện được cái tình, sự trân trọng của chủ nhân với khách mời trà. Từ việc chuẩn bị nước, trà cho đến ấm pha và cách pha đều rất cầu kì. Tất cả nhằm có được ấm trà thơm ngon nhất và giúp người pha trà bình yên, lắng lòng lại giữa nhân gian xô bồ tấp nập.
Cách pha trà cơ bản bao gồm 2 bước sau:
Sau khi pha trà xong, chủ nhân cần nhanh chóng tiến hành mời khách. Như vậy mọi người sẽ được thưởng thức được vị trà thơm ngon, nóng ấm nhất.
Xoay ấm trà nhẹ nhàng, rót tất cả nước từ trong ấm vào chuyên trà. Nước trà ở khu vực vòi và miệng ấm nhạt hơn so với đáy ấm rất nhiều. Nếu rót trực tiếp thì những chén đầu quá nhạt còn chén cuối lại quá đậm. Vậy nên, hãy luôn rót vào chuyên trước để trà được trộn đều. Thao tác này cũng giúp làm trà nguội vừa phải và gạn bỏ những vụn trà lẫn trong nước.
Sau đó nhẹ nhàng nâng chuyên lên, rót trà tuần tự vào các chén trà theo vòng tròn. Nâng chén bằng hai tay dể mời khách để thể hiện sự kính trọng. Khi mời có thể khẽ cúi hoặc nghiêng đầu để thể hiện lòng thành. Người nhận trà cũng nên dùng 2 tay, đặt chén trà trong lòng bàn tay trước khi uống để hơi ấm lan tỏa đều từng đầu ngón tay.
Khi tất cả đã có trà, nâng chén trà trên tay để cảm nhận hương vị và tinh thần trà. Một tay cầm, một tay nâng chén trà nóng đưa nhẹ ngang mũi. Việc này giúp người thưởng trà có thể thưởng thức trọn vẹn hương thơm tinh khiết của trà. Khi uống, nhấp từng ngụm nhỏ để cảm nhận vị trà chuyển từ đắng, chát sang ngọt đằm nơi cuống họng.
Sau khi uống nên bỏ bã trà vào bồn rửa. Toàn bộ ấm chén, trà cụ cần được rửa sạch và tráng lại bằng nước sôi. Lưu ý không dùng các chất có tính tẩy rửa. Nếu cao trà lâu ngày gây vết ố, hãy dùng muối để làm sạch rồi tráng lại bằng nước nóng.
0966 72 1972