Cách thưởng trà của người Việt và những nét riêng tạo nên nền văn hóa trà Việt

30/04/2018
Khác với trà đạo Nhật Bản, cách thưởng trà của người Việt đơn giản mà cũng lắm công phu. Không còn dành riêng cho người quyền quý, nhưng người Việt thưởng trà vẫn có lễ nghi riêng. Từ cách nâng chén, ngửi trà, ta có thể thấy được phần nào cốt cách của người uống.

Khác với trà đạo Nhật Bản, cách thưởng trà của người Việt đơn giản mà cũng lắm công phu. Không còn dành riêng cho người quyền quý, nhưng người Việt thưởng trà vẫn có lễ nghi riêng. Từ cách nâng chén, ngửi trà, ta có thể thấy được phần nào cốt cách của người uống.

Trà trong văn hóa Việt

Ở Việt Nam, nói đến trà là nói đến thức uống quen thuộc nhất, có mặt trong mọi hoạt động xã hội. Từ trong nhà, ra ngoài phố. Từ hàng ăn sang trọng cho đến quán nước vỉa hè. Từ lễ cưới, đám hỏi cho đến ma chay, cúng giỗ.

Khi uống trà một mình, con người tìm thấy sự tiêu dao. Còn khi ngồi quây quần bên những người tri kỉ, chén trà lại là thứ gia vị bắt đầu cuộc vui. Để mọi người cùng nhau ca hát, cùng nhau trổ tài thi họa. Trà cũng giống với bạn của con người. Cùng với trà ta có thể nhớ về những ngày tháng đã qua hay đắm mình trong những trái ngang của nhân tình thế thái.

Phong cách thưởng trà ở Việt Nam rất đa dạng, biểu hiện cho sự đa dạng trong văn hóa, ngôn ngữ của người Việt. Nhiều người cho rằng, cách thưởng trà của người Việt bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc, nhưng điều này là không chính xác. Cách người Việt dùng trà ẩn chứa những nét ứng xử thông minh, đầy tinh tế của đất Việt.

Những nét riêng trong văn hóa trà Việt

Trước kia, những người quyền quý thường uống trà theo cách rất công phu. Những giọt sương trắng ngần trên búp sen được hứng khi nắng còn chưa lên để pha trà cho ngọt. Cũng tùy theo từng loại trà mà sử dụng ấm cũng như  nước có độ nóng khác nhau. Khi pha trà, để ấm trà nằm trong khay hứng, rót nước sôi bên ngoài ấm giúp trà trong ấm ngấm đều nhiệt, ngon hơn.

Những người sành uống trà không thích uống trà hương. Họ cho rằng loại trà này không còn lại hương vị thật. Họ thường tự ướp tại nhà với những loại hoa cỏ để giữ lại hương vị thuần nhất cho trà. Khi uống, mọi người làm nóng chén, để hoa lên mặt đá nóng rồi úp chén lên trên. Nhờ thế hương hoa sẽ bám vào thành chén. Khi uống trà, chủ khách mời và nhận trà đều bằng 2 tay. Vừa thể hiện sự cung kính với người đối diện, vừa nâng niu sản vật của quê hương.

Có thể thấy rằng, dù ảnh hưởng một phần văn hóa Trung Hoa, nhưng cách uống trà của người Việt mang nhiều nét riêng. Vừa tinh tế, vừa nhu mì lại đậm văn hóa Việt. Để chúng ta có thể tự hào có riêng một nền văn hóa trà Việt.



Bài viết khác

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách 06/07/2024

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách

Tà Xùa là một xã vùng cao (thuộc huyện Bắc Yên). Đây là nơi giáp ranh giữa hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La). Tà Xùa được biết đến là một địa điểm du lịch hấp dẫn để các bạn trẻ có thể “săn mây” với địa danh “Sống Lưng Khủng Long” và đỉnh Tà Xùa cao hơn 2800m.
Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc 06/07/2024

Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc

Chợ tình Tây Bắc là một nét văn hóa đặc trưng, du khách nào cũng nên trải nghiệm 1 lần khi đến đất Bắc Yên – Sơn La.
Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai 06/07/2024

Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai

Săn mây, thưởng trà chốn bồng lai, những tưởng đây là câu chuyện của các tiên gia trong truyền thuyết. Thế nhưng đến với Tà Xùa (Sơn La) giấc mơ thần tiên của bạn sẽ được hiện thực hóa. Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm bạn sẽ được trekking “săn mây” giữa biển trời mờ ảo đầy mê hoặc. Nhưng mỹ cảm được thăng hoa nhất phải là lúc bạn thưởng thức tách trà Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa có một không hai giữa tiên cảnh, bồng lai.

0966 72 1972

Chat Zalo