Hàng trăm năm qua, những thân trà Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa đã bén rễ, gắn bó với vùng rẻo cao Tây Bắc này. Những thân trà phủ trên mình lớp địa y mốc thếch vần sinh trưởng, phát triển hàng ngày. Có những thân cổ thụ đã hơn trăm năm tuổi. Thân to tròn, sồ sề hai ba người ôm mới xuể. Người miền xuôi vốn quen thuộc với hình ảnh những thân trà lúp xúp trên bình nguyên. Những đồi trà xanh bát ngát màu diệp lục ắt hẳn khó có thể hình dung nổi thân trà cổ thụ cao chót vót, chênh vênh trên rừng đồi. Những thân trà mọc xung quanh bản, xen lẫn cây rừng. Mùa hạ là lúc những thân trà Shan tuyết quý hiếm cho nhiều búp non xanh nhất.
Qua bao thế hệ, người H’mông bản địa vẫn cần mẫn thu hái trà mỗi mùa để nuôi sống gia đình. Trải bao thế hệ, những thân trà Shan vẫn kiên trì, thầm lặng cống hiến những tinh hoa của cả đời mình. Trà ở đây đều có niên đại hơn trăm năm tuổi. Có thể tháy qua bao thăng trầm, cây trà vẫn tồn tại và nuôi sống cư dân bản địa.
Thưởng thức những tách trà Shan tuyết hảo hạng ngát hương, ngọt thơm hậu vị thế nhưng mấy ai biết được những bàn tay hái trà vất vả ra sao. Người H’mông nơi đây thu hái trà trực tiếp trên những thân trà cao chót vót. Những bàn tay hái trà trên rẻo cao Tà Xùa là những người nông dân H’mông hiền lành, chăm chỉ. Cuộc sống bao đời của họ vẫn quen với núi rừng. Thích hợp với những công việc nương rẫy, đòi hỏi ít kỹ thuật, khoa học. Nhưng “những tay quen” này đều là những bàn tay hái trà thoăn thoắt, linh hoạt. Những bàn tay hái trà giỏi thực thụ. Từ chỗ chỉ khai thác những sản vật của tự nhiên để phục vụ cho đời sống. Ngày nay, người đồng bao dân tộc H’mông đã biết gom góp kinh nghiệm để thu hoạch, sơ chế trà Shan tuyết giúp nâng cao giá trị cho những búp trà nơi rẻo cao này.
Hãm ấm trà Shan tuyết trứ danh, ngồi uống và nghe câu chuyện hái trà trên rẻo cao quả thật là thú vui khó kiếm nơi đồng bằng. Trải bao thăng trầm, những thân trà Shan cổ thụ vẫn hiên ngang tổn tại, âm thầm cống hiến cho đời.
0966 72 1972