Đám cưới, trà, trầu cau và ý nghĩa trong văn hóa Việt

28/01/2018
Đám cưới, trà, trầu cau và ý nghĩa của chúng trong văn hóa Việt là những điều không thể thay đổi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tùy theo phong tục và truyền thống của mỗi vùng địa lý, những mâm quả cưới hỏi sẽ thay đổi số lượng và độ đa dạng khác

Đám cưới, trà, trầu cau và ý nghĩa của chúng trong văn hóa Việt là những điều không thể thay đổi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tùy theo phong tục và truyền thống của mỗi vùng địa lý, những mâm quả cưới hỏi sẽ thay đổi số lượng và độ đa dạng khác nhau, nhưng trầu cau và trà vẫn là những món không thể thiếu. Vậy chúng có ý nghĩa gì, và tục lệ này bắt đầu từ đâu? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Ý nghĩa của lễ cưới

Dù là xưa hay nay, lễ thành hôn luôn là một trong những dịp quan trọng nhất của một con người. Khi yêu nhau đến một thời điểm nào đó, hai người sẽ nghĩ đến chuyện gắn bó với nhau suốt đời, hôn nhân chính là phương thức khẳng định điều đó.

Về mặt pháp luật, cử hành hôn lễ với giấy hôn thú chính là khẳng định vai trò của hai người trong cuộc đời của nhau. Là vợ, là chồng là một căn nhà chung để cùng nhau phấn đấu và xây dựng sự nghiệp, tương lai. Còn trong văn hóa việc cử hành hôn lễ là lới thề nguyện của tình yêu, giúp hai người chính thức thành vợ chồng trước sự chứng giám của tổ tiên và quan viên hai họ.

Trong đời sống hiện đại, quan niệm về hôn nhân cũng như cuộc sống gia đình đã thay đổi nhiều. Nhưng ý nghĩa của một đám cưới vẹn toàn với sự chứng giám, quan tâm của 2 phía vẫn giữ nguyên, là nền tảng đầu tiên để hai người yêu nhau cùng tiến tới xây dựng tương lai chung vững chắc.

Trà và trầu cau trong ngày hôn lễ

Trong lễ cưới, trà và trầu cau có vai trò không thể chối bỏ trong việc tạo nên sự đầm ấm trong hôn lễ. Cây cau có thân tròn, chắc vững vàng là biểu tượng của người con trai rắn rỏi trụ cột gia đình. Lá trầu tròn bầu bĩnh xòe ngang tượng trưng cho người con gái tảo tần và mềm mại. Trầu cau ăn lẫn với vôi sẽ ra màu đỏ hồng như màu máu, là tượng trưng cho sự chặt bền, son sắt của gia đình. Đây chính là điều bất kì cuộc hôn nhân nào cũng hướng đến.

Trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu trà trong ngày làm lễ cưới. Đây là một lễ vật dâng lên để cầu mong các cụ, ông bà chứng giám lòng thành đôi trẻ. Cũng là một nghi thức xin phép tổ tiên cho lễ cưới được diễn ra suôn sẻ, đôi trẻ sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.

Vị thơm đắng của trà, màu đỏ, vị cay của trầu cau góp thêm hương sắc cho cuộc sống. Mang ý nghĩa cầu mong đôi uyên ương có sự bền chặt dài lâu. Người vợ vun vén gia đình, người đàn ông làm trụ cột chở tre cho người thân đi qua muôn vàn sóng gió.



Bài viết khác

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách 06/07/2024

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách

Tà Xùa là một xã vùng cao (thuộc huyện Bắc Yên). Đây là nơi giáp ranh giữa hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La). Tà Xùa được biết đến là một địa điểm du lịch hấp dẫn để các bạn trẻ có thể “săn mây” với địa danh “Sống Lưng Khủng Long” và đỉnh Tà Xùa cao hơn 2800m.
Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc 06/07/2024

Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc

Chợ tình Tây Bắc là một nét văn hóa đặc trưng, du khách nào cũng nên trải nghiệm 1 lần khi đến đất Bắc Yên – Sơn La.
Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai 06/07/2024

Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai

Săn mây, thưởng trà chốn bồng lai, những tưởng đây là câu chuyện của các tiên gia trong truyền thuyết. Thế nhưng đến với Tà Xùa (Sơn La) giấc mơ thần tiên của bạn sẽ được hiện thực hóa. Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm bạn sẽ được trekking “săn mây” giữa biển trời mờ ảo đầy mê hoặc. Nhưng mỹ cảm được thăng hoa nhất phải là lúc bạn thưởng thức tách trà Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa có một không hai giữa tiên cảnh, bồng lai.

0966 72 1972

Chat Zalo