Trong phong tục đón tết truyền thống của người Việt Nam vào đêm giao thừa không thể thiếu ấm trà nóng. Với thời tiết mùa đông lành lạnh cầm tách trà nóng nâng trên tay cùng nghe ông bà kể về chuyện xưa thật đẹp và ấm áp. Bên cạnh cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, câu đối đỏ hay thịt mỡ dưa hành thì văn hóa thưởng trà cuối năm cũng rất quan trọng. Và uống trà tối giao thừa đã trở thành một nét không thể thiếu trong “văn hóa đón tết” của người Việt Nam.
Trong những giây phút giao thừa thiêng liêng của năm cũ chuẩn bị bước sang năm mới mọi người cũng nhau hàn huyên bên ấm trà đêm giao thừa. Bên cạnh trà ngon cũng phải có bạn hiền, những người thân yêu trong gia đình thì mới đủ ý nghĩa. Chỉ cần gia đình, bạn bè cùng thưởng trà ngon thì cái tết cổ truyền cũng đã trở nên trọn vẹn hơn, ý nghĩ hơn!
Tết đến mang lại cho lòng người không khí nô nức, thời tiết choàng nhẹ lên mình cái lạnh lạnh của mùa đông rất thích hợp uống trà. Một ấm trà thơm ngon sẽ làm cho mọi người gần nhau hơn, ấm áp hơn trong tiết trời của ngày Tết. Những câu chuyện tâm tình ngày tết bỗng thêm ý nghĩa, lời thơ cũng bay bổng khi kết hợp với vị nồng ấm của trà.
Trong giây phút chuyển mình đêm giao thừa ấm áp khi người trong gia đình sum vầy rôm rả bên ấm trà nóng. Mọi buồn phiền mệt nhọc của năm cũ bỗng nhiên hóa thành vị đắng của trà tan dần trong miệng rồi trở nên ngọt lịm. Màu xanh của chén trà tựa như sự tươi mới, vị của trà như chứa đủ đắng và ngọt của cuộc sống. Những muộn phiền của một năm cũ được thay thế bằng những câu truyện rôm rả tràn ngập tiếng cười, những dự định năm mới, những câu chúc chứa đầy yêu thương bên ấm trà nóng. Nào bánh chưng xanh, nào câu đối đỏ, nào chén trà thơm trở thành nét truyền thống không thể nào thiếu của Tết Việt.
Chẳng thế mà cứ đến dịp Tết cổ truyền không ai bảo ai, mọi người đều tạm gác lại những lo toan, những xô bồ để trở về với những ngày Tết. Cùng nhau chuẩn bị những món quà truyền thống, những món ăn dân dã, những lời chúc tụng tốt đẹp mang đậm nét văn hóa Việt.
0966 72 1972