Trà ngon không chỉ do loại trà và nước pha trà mà còn do ấm để pha trà. Nổi tiếng trong những loại ấm trà có: ấm Tử Sa, ấm đất và ấm sứ. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi lịch sử ấm trà Tử Sa, ấm đất và ấm sứ có từ đâu không? Bài viết này, chúng tôi trả lời một số thắc mắc về nguồn gốc cũng như lịch sử hình thành của ấm tử sa, ấm đất và ấm sứ nhé!
Ấm Tử Sa loại ấm pha trà làm bằng đất nung ở nhiệt độ cao, không tráng men. Gọi là tử sa vì nó thường có màu tím, xuất phát từ vùng Nghi Hưng (Giang Tô, Trung Quốc).
Người ta không khẳng định được tử sa trà cụ ra đời khi nào song điều chắc chắn nó tồn tại từ rất lâu,song hành với đời sống của trà. Ấm uống trà chỉ ra đời từ thời Minh, bởi vậy ấm tử sa không thể có trước giai đoạn ấy.
Tương truyền, Cung Xuân là gia đồng theo hầu chủ nhân Ngô Di Sơn đang trọ học ở chùa Kim Sa (Nghi Hưng). Trong chùa có vị sư già làm ấm trà rất khéo, Cung Xuân đã lén học nghề ông ta. Có lần, Ngô Di Sơn nhìn thấy những ấm trà do Cung Xuân làm ra, tuy mộc mạc chất phát nhưng dáng vẻ trang nhã vô cùng, liền bảo làm thêm mấy chiếc, rồi mời những bậc thức giả đến thưởng ngoạn, mọi người đều hết lời khen ngợi, tán thưởng. Từ đó ấm Cung Xuân có tiếng và mấy năm sau thì thành danh, người đương thời tranh nhau mua.
Cung Xuân đã sáng tạo cách dùng muỗng đong trà làm cốt rồi lấy tử sa đắp lên nặn thành ấm trà… Cuối cùng ông làm được nhiều ấm trà đẹp, khởi thảo những trang đầu cho lịch sử ấm tử sa Nghi Hưng.
Ấm tử sa hấp dẫn những người uống trà bằng vẻ đẹp trầm, kiểu dáng phong phú và lịch sử lâu đời, cũng như những hiệu quả kỳ diệu khi pha trà, và cả những tranh cãi liên miên về giá trị của nó..
Ấm trà, cũng như Trà đạo, đã được hình thành từ những nhu cầu, sở thích và xu hướng của con người tại những mốc thời gian khác nhau. Để đánh giá bình trà sứ hay một tác phẩm nghệ thuật nào đó, trước hết chúng ta cần biết về khởi điểm lịch sử của nó. Từ đó nhìn vào từng giai đoạn, để nắm được căn cứ nhằm đưa ra nhận định chính xác tùy từng bối cảnh phù hợp.
Thực ra, ấm trà là một phát minh của thế kỷ 16, khởi thủy từ phương cách pha trà giữ nhiệt. Trước đó, ấm trà nhìn chung khá lớn, nhưng kích cỡ của nó dần dần nhỏ lại khi người ta thấy rằng kích thước nhỏ có ưu điểm giữ lại hương trà và hạn chế vị đắng khi để lâu. Chế trà trong ấm nhỏ hơn sẽ không làm mất sự tỏa hương của trà.
Triều đại nhà Đường – triều đại của nghệ thuật (từ năm 618-907 sau Công Nguyên). Triều Đường là một thời kỳ hưng thịnh và phồn vinh trong lịch sử Trung Quốc. Sự giàu có về kinh tế và thăng hoa trong đời sống văn hóa đã tạo nền tảng phát triển trà đạo.
Văn hóa trà được lan truyền rộng rãi từ bắc chí nam, đến cả những vùng biên giới xa xôi. Nhà Đường lưu giữ và coi trọng tất cả những thứ liên quan đến trà đạo. Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất góp phần định hình và nuôi dưỡng văn hóa trà Trung Quốc thời kỳ này là luận thuyết nổi tiếng Trà Kinh, do Lục Vũ sáng tác khoảng giữa thế kỷ thứ 8. Tác phẩm kinh điển này khiến người đời sau tôn ông thành “Trà Thánh”.
Dù là ấm đất, ấm sứ hay ấm tử sa đều có những đặc điểm riêng. Mỗi loại trà sẽ có một loại ấm phù hợp. Thưởng trà không chỉ là thưởng hương thưởng vị mà còn tỉ mỉ trong từng khâu từ chọn ấm để tôn lên thú vui uống trà.
0966 72 1972