Thứ nhất, nước pha trà
Theo người Việt xưa, trà muốn thơm ngon thì phải sử dụng nước tinh khiết để pha, nếu có thể, người ta vần cầu kỳ sử dụng nước sương còn đọng trên lá sen, sau đó đun bằng ấm đất trên bếp lò. Bếp lò phải dùng than vì nó có mùi như củi khô hay các loại dầu. Nước pha trà chỉ được đun vừa đủ sôi. Với các loại trà xanh thì đun sôi sủi tăm, còn với trà tẩm hương như trà sen, trà nhài, trà cúc,… thì đun ở độ sôi đầu nhang là vừa. Nước pha trà nếu đun không đủ sôi thì trà không phai, nếu sôi quá thì trà lại nồng, các cụ gọi là “cháy” trà.
Thứ hai, chọn trà
Người Việt xưa thường hay uống trà tươi trong khi hiện nay người ta lại thường sử dụng trà khô vì tính thuận tiện cũng như dễ dàng bảo quản. Trà cũng có nhiều loại trà, tùy theo sở thích mà người ta lựa chọn ra loại trà phù hợp.
Nếu sử dụng trà tươi, mang lá trà rửa sạch, sau đó vò thật kỹ để lá trà giập nát, còn cọng trà thì bẻ gãy và tước ra. Đun nước sôi vừa phải thì mới cho trà vào, sau đó đun tiếp trong khoảng 15 phút cho trà ngấm là có thể uống nước. Còn trà khô thì hiện nay ở Việt Nam cũng khá nổi tiếng với các loại trà như trà mộc, trà sao suốt hoặc trà móc câu.
“Tam pha, tứ ấm”
Người Việt thường sử dụng chén trà có kích thước cỡ khoảng hột mít hay mắt trâu, ấm trà lại có ấm chuyên và ấm tống. Trước khi pha trà, người ta dùng nước sôi để tráng chén và bình trà, rồi đổ nước ấm lên các chén trà để làm nóng và sạch. Khi cho trà vào ấm, phải chú ý kỹ lượng trà sao cho vừa đủ (cho ít quá thì nhạt, còn cho nhiều quá thì đắng chát). Sau đó, rót nước pha trà vừa ngập mặt trà rồi đổ đi trong vài giây để “rửa trà”, tiếp theo mới rót nước gần đầy bình và đậy nắp, rồi rót thêm lên trên nắp bình một ít nước nóng để giữ được hương trà. Đợi khoảng 1-2 phút để trà chín và rót ra để thưởng thức.
“Ngũ quần anh”
Là người cùng thưởng trà. Theo quan điểm của người Việt, bạn trà khó tìm hơn bạn rượu, có được bạn trà là có được người tri kỷ. Rót trà ra mời bạn cũng cần lưu ý, nếu có chén tống thì rót ra chén tống trước rồi mới rót ra các chén quân. Còn nếu không có chén tống thì phải rót lần lượt từng ít một vào từng chén quân, rồi xoay vòng rót ngược lại. Như thế, các chén trà sẽ có độ đậm đà tương tự nhau chứ không phải chén quá đậm, chén quá nhạt. Khi rót thì thấp tay một chút cho dòng nước chảy vào chén.
Với người Việt, mời trà thì mời từ người lớn tuổi nhất. Trà rót ra phải uống ngay khi còn nóng và phải thưởng trà bằng tất cả giác quan: tay cầm, mắt nhìn, mũi ngửi, tai nghe, lưỡi nếm. Tuy không quá cầu kỳ như cách thưởng trà của Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng văn hóa trà của người Việt cũng là một nét đẹp truyền thống còn mãi với thời gian.
0966 72 1972