Theo thống kê sơ bộ, hiện Việt Nam có khoảng 40 nghìn ha chè shan tuyết, chiếm 30% diện tích chè cả nước, tập trung ở vùng núi cao phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu,… Người H’mong ở đây từ xưa đã trồng trà trong rừng sâu và coi đây như một thứ cây thuốc, như một tín ngưỡng linh thiêng mà tổ tiên họ truyền lại, vì vậy nên cây trà ở đây không hoàn toàn là hoang dã. Với khí hậu riêng biêt, độ nắng nhiều quanh năm, trà ở đây có vị chát nhiều, để lại ấn tượng sau khi uống. Hiện nay, toàn xã có hàng chục nghìn cây chè cổ thụ hơn 100 tuổi, có cây đến 300 năm tuổi và là một trong những cây chè lâu năm nhất của thế giới còn sót lại.
Trong khi đó, trà shan tuyết Tà Xùa (Sơn La) lại mọc hoang dã dọc theo những triền núi và đỉnh núi ở độ cao 1.800m của vùng đại ngàn. Cách huyện Bắc Yên 14 km, những đồi chè shan tuyết ở Tà Xùa cao từ 2 – 20m và chỉ cho sản lượng mỗi năm khoảng vài trăm kg. Nhờ có khí hậu đặc biệt, 4 mùa rõ rệt trong một ngày, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn mà trà cổ thụ shan tuyết Tà Xùa có những nét rất riêng: vị chát rất thanh và dư vị ngọt kéo dài… Những đỉnh núi cao là nơi cây trà shan tuyết sinh sống, ngày đêm ngậm sương trong cái tiết trời âm u, quanh năm lạnh lẽo, thuần khiết như chốn bồng lai nhưng cũng đầy khắc nghiệt. Chính ở nơi đó, những cây chè shan tuyết thu lấy từng chút sinh khí đất trời, bền bỉ bén rễ, đơm hoa kết trái từ hàng trăm năm nay và cho ra đời những búp chè thượng hạng, không chỉ tuyệt ngon mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Trà mọc tự nhiên, tuyết bám trên cành và lá trà nên gọi là trà shan tuyết. Chịu đựng giá buốt suốt mùa đông núi cao, rồi ngậm từng hạt sương sớm lúc giao mùa, ủ từng khối mù mây mỗi sớm, cây chè shan tuyết bừng thức khi mùa xuân tràn về. Những chồi non của chè lúc này hội tụ trong nó tất cả tinh túy của trời đất thiên nhiên, sương gió, mù mưa của miền rẻo cao, mùa xuân đẹp viên mãn trong lớp tuyết bạc lấp lánh dát trên mỗi lá chè, mỗi búp chè.
Để pha được một ấm chè shan tuyết thơm hương, đậm vị và nước màu vàng óng, người ta thường dùng loại ấm đất nung già và nước phải đun sôi đủ độ. Sau khâu tráng chè là chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại chờ chừng 10 phút. Chè được rót làm hai lượt để các chén có màu và vị như nhau. Trong làn khói tỏa dậy hương nghi ngút, nhấp từng ngụm bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thanh tao sau hàng giờ vẫn chưa tan nơi đầu lưỡi. Nâng chén trà ngang miệng đã thấy mùi thơm ngào ngạt sông vào mũi. Màu vàng sóng sánh, âm ấm bàn tay như thể mình đang nâng niu chén tinh hoa đất trời. Nhấp một ngụm trà, không thấy vị chát, chỉ đọng lại vị mát, mùi hương càng nồng nàn, cuối cùng là cái dư âm ngọt ngào cứ đọng mãi khi nuốt nước miếng, tưởng như mãi không phai. Chúng ta sẽ chẳng dễ dàng gì mua được loại trà shan tuyết chính cống mọc trên những cây trà cổ thụ mấy trăm năm tuổi. Vì thế, khi chọn mua trà shan tuyết, hãy tĩnh tâm chọn lựa thật kỹ càng, hãy tìm mua ở những địa chỉ uy tín. Trà shan tuyết chính tông phải có búp trà to màu trắng xám nhìn như được phủ một lớp lông tơ mỏng như tuyết. Trà khi đã được sao lên, sấy khô mà ta vẫn thấy những đốm lấm tấm trắng như tuyết chứ không có mầu đen tuyền như những loại trà khác.
Màu nước của trà shan tuyết non tuổi sẽ ngả ánh xanh nhiều hơn, trong khi trà từ cây càng lâu năm thì nước sẽ càng sóng sánh, ngả ánh vàng đượm như màu mật ong rừng. Bã trà sau khi pha của trà shan tuyết cổ thụ có màu vàng đều, tươi sáng, dày và dài hơn, trong khi đó bã trà shan tuyết non tuổi có màu xanh nhiều hơn, mỏng và ngắn. Trà shan tuyết thật có hương thơm tự nhiên, không lẫn mùi tạp chất. Sau khi uống vị ngọt đượm cảm nhận được vị của trà rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng.
0966 72 1972