Tết ông Táo của người Việt và câu chuyện về tình phu thê

10/02/2018
Tết ông Táo và câu chuyện tình phu thê ẩn chứa trong đó đã trở thành một  câu chuyện đặc sắc, lưu truyền nhiều năm của người Việt Nam. Nhắc đến ông Công, ông Táo, ta nhớ ngay đến câu chuyện hai ông một bà như mọi người vẫn gọi vui. Sắp đến ngày 23

Tết ông Táo và câu chuyện tình phu thê ẩn chứa trong đó đã trở thành một  câu chuyện đặc sắc, lưu truyền nhiều năm của người Việt Nam. Nhắc đến ông Công, ông Táo, ta nhớ ngay đến câu chuyện hai ông một bà như mọi người vẫn gọi vui. Sắp đến ngày 23 tháng chạp – ngày Táo quân chầu trời, hãy nhắc lại một câu chuyện đã quen thuộc để tìm về cội nguồn, và thấm chữ “tình” trong văn hóa người Việt.

Từ một sự tích

Có rất nhiều sự tích liên quan đến Tết ông Táo. Nhưng ở đây, chúng ta hãy nhắc về một tích phổ biến trong dân gian.

“Chuyện kể về hai vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao nhiều năm mặn nồng nhưng không có con. Dần dà, Trọng Cao chán nản thường xuyên dằn vặt vợ. Một hôm, Trọng Cao kiếm cớ đánh vợ và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà đến vùng khác và gặp Phạm Lang. Hai người nhanh chóng phải lòng nhau và nên duyên vợ chồng.

Còn Trọng Cao, khi nguôi giận thì vô cùng ân hận và quyết tâm đi tìm vợ. Ngày qua ngày, tìm mãi gạo tiền trong người bay sạch, anh đành ăn xin sống lần hồi. Đúng ngày 23 tháng chạp, Thị Nhi đang ngồi ngoài sân thì thấy một người hành khất vào xin ăn. Nhận ra là chồng cũ, cô động lòng đưa gạo ra cho. Ai ngờ bị Phạm Lang thấy và căn vặn, cô đâm đầu vào đống lửa đang cháy lớn mà chết. Trọng Cao động lòng cũng lao vào lửa mà chết. Phạm Lang vừa ân hận vừa  thương vợ khôn xiết liền nhảy vào cùng chết.

Ở trên cao, Ngọc Hoàng chứng kiến câu chuyện, cảm động với tình yêu của 3 người nên hóa thành 3 ông đầu rau trong coi việc bếp núc cửa nhà.”

Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu hát:

“Thế gian một vợ một chồng

Chẳng như vua bếp hai ông một bà”

Và câu chuyện về tình phu thê

Hai câu ca đơn giản ấy hàm chứa ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống: Chỉ nên tồn tại quan hệ một vợ một chồng. Cụm từ “không như” có ý nghĩa trái ngang khi xuất hiện hai ông một bà. Câu chuyện cổ tích đó, không nhắc đến cái lí, mà là cái tình. Tình nghĩa vợ chồng là sống chết cùng nhau, là muôn đời son sắt. Dẫu có trái ngang, có đắng cay, có giận hờn phút chốc thì sâu thẳm trong tim, họ vẫn thương nhau đến cháy lòng. Ông Công ông Táo là hình ảnh tượng trưng cho bếp lửa gia đình, là tình cảm ấm áp của vợ chồng, là sự sum vầy, sẻ chia gian khó.

Cho đến ngày nay, đến giữa tháng chạp là nhân dân cả nước lại tất bật chuẩn bị cho lễ cúng ông Công, ông Táo: Mâm cỗ, hàng mã, cá chép để tiễn họ lên chầu trời, báo cáo công việc cả năm. Các nghi lễ thực hiện nghiêm chỉnh, thể hiện một nét đẹp trong truyền thống dân tộc đã lưu giữ qua rất nhiều thế hệ.

 



Bài viết khác

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách 06/07/2024

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách

Tà Xùa là một xã vùng cao (thuộc huyện Bắc Yên). Đây là nơi giáp ranh giữa hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La). Tà Xùa được biết đến là một địa điểm du lịch hấp dẫn để các bạn trẻ có thể “săn mây” với địa danh “Sống Lưng Khủng Long” và đỉnh Tà Xùa cao hơn 2800m.
Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc 06/07/2024

Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc

Chợ tình Tây Bắc là một nét văn hóa đặc trưng, du khách nào cũng nên trải nghiệm 1 lần khi đến đất Bắc Yên – Sơn La.
Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai 06/07/2024

Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai

Săn mây, thưởng trà chốn bồng lai, những tưởng đây là câu chuyện của các tiên gia trong truyền thuyết. Thế nhưng đến với Tà Xùa (Sơn La) giấc mơ thần tiên của bạn sẽ được hiện thực hóa. Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm bạn sẽ được trekking “săn mây” giữa biển trời mờ ảo đầy mê hoặc. Nhưng mỹ cảm được thăng hoa nhất phải là lúc bạn thưởng thức tách trà Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa có một không hai giữa tiên cảnh, bồng lai.

0966 72 1972

Chat Zalo