Trà Việt có từ bao giờ trong dòng chảy lịch sử dân tộc

07/03/2018
Trà Việt có từ bao giờ trong lịch sử dân tộc? Vốn là một trong những thức uống lâu đời, trà đã trở thành một nét văn hóa, một biểu hiện của tâm hồn Việt từ rất lâu. Tuy đã mai một nhiều theo thời gian, nhưng trà là một phần không thể thiếu trong

Trà Việt có từ bao giờ trong lịch sử dân tộc? Vốn là một trong những thức uống lâu đời, trà đã trở thành một nét văn hóa, một biểu hiện của tâm hồn Việt từ rất lâu. Tuy đã mai một nhiều theo thời gian, nhưng trà là một phần không thể thiếu trong dòng chảy của lịch sử. Bàn về trà Việt là bàn về một vấn đề rộng, với những nét tinh hoa mênh mông. Vậy nên, chúng ta hãy cùng nhau bàn về những điều đơn giản nhất.

Bàn về văn hóa trà

Văn hóa trà là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thức. Việc uống trà đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng 4000 năm. Từ cái nôi Đông Nam Á, thói quen này nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu với những giá trị về tinh thần và vật chất quý báu. Vấn đề quê hương gốc của cây chè và văn hóa uống trà ở đâu vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trong nhiều năm. Carl von Linne, một nhà thiên văn học nổi tiếng của Thụy Điển chuyên nghiên cứu những công trình thực vật học cho rằng cây chè bắt nguồn từ Trung Quốc. Và sau đó nhanh chóng được du nhập sang Việt Nam do những điểm đồng điệu về khí hậu và văn hóa.

Từ đó, trà nhanh chóng trở nên phổ biến. Những danh nhân, nhà thơ, quan lại đều coi đây là một thức uống tốt và sử dụng hàng ngày.

Những thuộc tính của trà Việt

Một nét làm nên bản sắc rất riêng của trà Việt là bên cạnh dòng trà dân gian, có một dòng trà Cung đình. Dòng sản phẩm này đầu tiên được sản xuất dành riêng cho vua chúa và tầng lớp thượng lưu, những tiểu thư cành vàng lá ngọc. Tuy nhiên dòng sản phẩm này đã lan tỏa trong dân gian và trở nên phổ biến bởi hương vị thơm ngon đặc biệt.

Tính cộng đồng cao là một thuộc tính quý báu trong văn hóa trà Việt. Uống trà không chỉ là giải khát mà đã vượt lên trở thành một yếu tố để gắn kết mọi người trong sinh hoạt và những buổi họp mặt chung của cộng đồng. Từ đó, trà nhanh chóng trở thành một chất xúc tác gắn kết nhân dân trong đời sống, cùng nhau thư giãn sau những giờ phút lao động mệt nhọc. Đến tận ngay nay, nền văn hóa làng xã vẫn giữ nguyên nét văn hóa tốt đẹp này. Mọi người cùng nhau ngồi lại với nồi nước chè tươi, bàn những câu chuyện vui về cuộc sống. Điều này được coi là một nét ứng xử văn minh và nhân văn được ghi lại trong tập ký họa nổi tiếng về người Việt của Henri Oger.

Kết

Có thể thấy rằng, trà đã phát triển cùng văn hóa của người Việt trong dòng chảy của lịch sử. Trân trọng những nét tinh túy của trời đất, trà Việt trở thành một đồ uống thiêng liêng, không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong những dịp quan trọng. Điều đó khẳng định quan niệm xa xưa của người Việt ta: Trà là thủy tổ của vạn vật tŕong suốt 4000 năm phát triển cùng lịch sử dân tộc.

 



Bài viết khác

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách 06/07/2024

Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa từ A – Z cho du khách

Tà Xùa là một xã vùng cao (thuộc huyện Bắc Yên). Đây là nơi giáp ranh giữa hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La). Tà Xùa được biết đến là một địa điểm du lịch hấp dẫn để các bạn trẻ có thể “săn mây” với địa danh “Sống Lưng Khủng Long” và đỉnh Tà Xùa cao hơn 2800m.
Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc 06/07/2024

Lên Tây Bắc đi chợ tình – trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc

Chợ tình Tây Bắc là một nét văn hóa đặc trưng, du khách nào cũng nên trải nghiệm 1 lần khi đến đất Bắc Yên – Sơn La.
Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai 06/07/2024

Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm Săn mây, thưởng trà giữa chốn bồng lai

Săn mây, thưởng trà chốn bồng lai, những tưởng đây là câu chuyện của các tiên gia trong truyền thuyết. Thế nhưng đến với Tà Xùa (Sơn La) giấc mơ thần tiên của bạn sẽ được hiện thực hóa. Du lịch Tà Xùa ngày đầu năm bạn sẽ được trekking “săn mây” giữa biển trời mờ ảo đầy mê hoặc. Nhưng mỹ cảm được thăng hoa nhất phải là lúc bạn thưởng thức tách trà Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa có một không hai giữa tiên cảnh, bồng lai.

0966 72 1972

Chat Zalo